Biên tập viên tạp chí

Là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, triển khai nội dung bằng các hình thức bài viết, hình ảnh, infographic…; kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ đảm bảo sự chỉn chu về cả nội dung và hình thức của sản phẩm tạp chí trước lúc công khai với công chúng.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Thu thập tin tức từ nhiều nguồn, nhanh nhạy với thời cuộc và mạng xã hội (đặc biệt trong lĩnh vực mà tạp chí ấy hướng tới).
  • Lựa chọn đề tài, báo cáo với chủ mục hay trưởng ban biên tập theo ngày, theo tuần.
  • Tìm kiếm nhân vật tham gia tuyến bài đang cần sản xuất và thuyết phục họ tham gia.
  • Làm việc với phóng viên, cộng tác viên, chỉnh sửa bài và định hướng nội dung.
  • Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngôn từ, cú pháp.
  • Kiểm tra thông tin trong bài về nguồn tin, tránh xuyên tạc bịa đặt, tránh vi phạm pháp luật hay thuần phong mỹ tục…
  • Lên kế hoạch bài theo tuần, tháng và triển khai.
  • Báo cáo với cấp trên về hiệu quả của từng dạng bài, tuyến bài từ đó có định hướng tiếp theo.
  • Phối hợp với các bộ phận (ví dụ: thiết kế, in ấn…) để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện trước khi xuất bản tạp chí.
  • Theo dõi sát sao lĩnh vực mà mình phụ trách (ví dụ: thể thao, thời trang, y tế, giáo dục, sức khỏe…) để đưa tin nhanh chóng, chính xác.
  • Làm việc với các nhãn hàng, các đơn vị đối tác khi có nhu cầu đăng tải bài quảng cáo lên tạp chí để tiếp nhận thông tin, triển khai đúng ý khách hàng nhất có thể.
  • Có thể tham gia, đảm nhận một số vị trí trong các sự kiện mà tạp chí tổ chức hợp phối hợp tổ chức (thường là viết bài hoặc hỗ trợ lên kịch bản).
  • Đảm nhiệm công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Khả năng cần có

  • Tư duy sáng tạo.
  • Nghiên cứu và khám phá kiến thức.
  • Làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc.
  • Làm việc chuyên nghiệp chủ động, độc lập.
  • Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
  • Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp. Công bằng, trung thực và trách nhiệm.
  • Sức khỏe tốt.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.
  • Làm việc với thời gian linh hoạt.

Kiến thức chuyên ngành

  • Các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng lời viết, lời nói và các dạng thức khác.
  • Luật pháp và đạo đức báo chí truyền thông trong hoạt động tác nghiệp.
  • Mô hình tổ chức và quy trình hoạt động của tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội.
  • Bối cảnh và đặc thù trong lao động của nhà báo, về sáng tạo nội dung báo chí hiện đại… trong môi trường số.
  • Vận hành và kiểm soát trang thiết bị, máy móc, phần mềm về các công cụ thiết kế – quay – dựng đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ.
  • Báo chí số như các nguyên tắc xử lý và phân tích dữ liệu số, các công cụ phân tích dữ liệu… tạo cơ sở cho việc quản trị hiệu quả truyền tải nội dung.
  • Kinh tế học báo chí, đặc điểm riêng và cách vận hành của thị trường báo chí, các mô hình kinh doanh của báo chí thế giới.
  • Vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông.
  • Các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh – truyền hình.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Tìm kiếm thông tin.
  • Lập kế hoạch.
  • Giao tiếp.
  • Phản biện.
  • Truyền đạt
  • Phân tích, đánh giá.
  • Xử lý tình huống.
  • Quản lý thời gian.
  • Tự học.
  • Làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Phỏng vấn.
  • Theo dõi.
  • Sử dụng thiết bị truyền thông: máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm…
  • Phát hiện chủ đề, đề tài và thâm nhập thực tế.
  • Thu thập và thẩm định thông tin.
  • Xử lý và tổ chức thông tin.
  • Biên tập tin bài.
  • Thiết kế và sản xuất ấn phẩm tạp chí.
  • Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lao động báo chí.
  • Sử dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ tác nghiệp.
  • Cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy tính.
  • Điện thoại.
  • Máy ghi âm.
  • Máy ảnh, máy quay phim và các loại máy móc, thiết bị khác phục vụ cho quá trình tác nghiệp…

Công cụ phần mềm

  • Các phần mềm chuyên dụng như Adobe Photoshop, Adobe Audition, Adobe Premiere, Cool Edit…
  • Các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
  • Các phần mềm truy cập và chia sẻ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, Microsoft SharePoint…
  • Các phần mềm thuyết trình trực tuyến: Skype, Zoom…
  • Phần mềm dàn trang in ấn: Adobe Indesign, QuarkXPress, Microsoft Publisher, Adobe FrameMaker, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDraw, Affinity Publisher…
  • Phần mềm cho tòa soạn: IMS, CMS.
  • Các công cụ, phần mềm khác theo quy định tại nơi làm việc.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình.
  • Các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí hoặc ngành học khác liên quan.
  • Chứng chỉ tin học ứng dụng nâng cao.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.