Theo khảo sát thì có 95.9% học sinh sẽ có những suy nghĩ về ngành nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT.88.2% Có những quyết định về ngành nghề hoặc trường đại học sau này sẽ dự thi. 36.4% tin tưởng rằng những ngành nghề mà mình sẽ học là hoàn toàn phù hợp.
Hiện nay, các trường THPT cũng đã có chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, tư vấn mang tính hình thức chưa đi sâu vào từng học sinh.
Khi thầy cô tư vấn cho học sinh của mình chủ yếu dựa vào khối học, điểm số học sinh có thể đạt được để chọn trường, chọn ngành. Đây mới là việc cần làm chứ chưa đủ. Nhưng vì không có công cụ nên thầy cô giáo cũng chỉ làm được đến vậy. Điều này sẽ gây ra tình trạng học không đúng ngành giỏi và đam mê, lớn hơn nữa là không đúng sứ mệnh của học sinh.
Các đơn vị tư vấn hướng nghiệp như các trường Đại học, các công ty Du học, XKLĐ cũng đã giái đáp cho học sinh nhiều vấn đề mà học sinh đang vướng mắc, hiểu hơn về một ngành nghề cụ thể mà học sinh chưa hiểu rõ….Có nhiều học sinh cũng qua đó vô tình được tư vấn chọn đúng ngành nghề giỏi, đúng sứ mệnh mà có thể trước đó học sinh chưa có được sự quyết định. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế.
Các trường Đại học về tư vấn đa phần là giới thiệu các ngành nghề mà nhà trường đào tạo để học sinh nắm được để có thể đăng ký nguyện vọng vào trường chứ chưa thể dựa trên năng lực thực tế của học sinh. Người đi tư vấn cũng mang trên mình nhiệm vụ chính là tuyển sinh chứ không phải mục đích chính là tư vấn đúng, đủ cho học sinh đó vào ngành nào, nghề nào.
Tương tự, các công ty du học cũng có các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhưng cũng chưa đi sâu vào từng cá nhân học sinh được mà mục đích chính cũng là tuyển học sinh đi du học, đi xuất khẩu lao động.