Nhà nhân học xã hội

Là người nghiên cứu về xã hội loài người và mối liên hệ với những hệ thống cơ bản như chính trị, văn hóa, pháp luật của xã hội hiện đại.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu các nền văn hóa khác nhau trên toàn cầu, xác định các điểm tương đồng, khác biệt.
  • Sử dụng các phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu một số vấn đề mang tính triết học về bản chất của đời sống con người trong xã hội.
  • Lập kế hoạch và chỉ đạo nghiên cứu để xác định đặc điểm và so sánh các cơ sở kinh tế, nhân khẩu học, chăm sóc sức khỏe, xã hội, chính trị, ngôn ngữ và tôn giáo của các nhóm, cộng đồng và tổ chức văn hóa riêng biệt.
  • Nghiên cứu các nền văn hóa ít tiên tiến hơn như các bộ lạc ở Châu Phi và Châu Á.
  • Tìm cách ghi lại và phân tích thực tiễn văn hóa, phong tục và tín ngưỡng của loài người.
  • Dựa vào những nghiên cứu thực địa để miêu tả nền văn hóa nào đó, người nghiên cứu có thể nghiên cứu đồng thời nghiên cứu dân tộc học.
  • Nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, các hệ thống kinh tế, chính trị, pháp luật, những yếu tố xây dựng nên xã hội.
  • Đóng góp hết sức mình để hiểu rộng hơn về mối ràng buộc gắn kết tất cả con người và làm cho tất cả mọi người trở nên đa dạng.
  • Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp mang tính thiết thực nhằm cải thiện đời sống con người.
  • Viết về và trình bày các kết quả nghiên cứu trước công chúng.
  • Tham gia các buổi hội họp, chương trình nhằm nâng cao kiến thức cho người dân.

Khả năng cần có

  • Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội.
  • Tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác nhau.
  • Thích tiếp xúc với mọi người ở những tầng lớp, điều kiện sống khác nhau.
  • Thích sinh hoạt cộng đồng, năng động, tự tin.
  • Đam mê cống hiến, chia sẻ công việc xã hội.
  • Có khả năng lĩnh hội và ghi nhớ khối lượng lớn kiến thức.
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo.
  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Trung thực, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm.

Kiến thức chuyên ngành

  • Kiến thức cơ bản về Nhân học bao gồm cả Nhân học ngôn ngữ, Nhân học kinh tế, Nhân học phát triển, Nhân học tôn giáo, Nhân học y tế, Nhân học về giới, Nhân học đô thị, Nhân học số và hình ảnh.
  • Kiến thức chuyên sâu về Nhân chủng học xã hội.
  • Kiến thức ở các ngành liên quan bao gồm cả Dân tộc học, Tôn giáo, đô thị, văn hóa tộc người…
  • Kiến thức về Lịch sử, Địa lý để giải thích nguồn gốc và sự hình thành của các nền văn hóa.
  • Kiến thức về quy trình nghiên cứu xã hội học.
  • Kiến thức về xã hội hiện đại.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng soạn thảo văn bản: Nhập các hồ sơ, báo cáo và kết quả nghiên cứu.
  • Kỹ năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
  • Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc hợp lý bởi khối lượng công việc lớn, cần mất nhiều thời gian nghiên cứu.
  • Kỹ năng thuyết trình: Đưa ra các lập luận nhằm củng cố đề tài khoa học, nghiên cứu do bản thân thực hiện.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
  • Kỹ năng giao tiếp: Đảm bảo tương tác tốt với đối tượng được nghiên cứu, đồng nghiệp, khán giả trong buổi thuyết trình…

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kỹ năng phân tích, giải quyết các vấn đề xã hội toàn cầu.
  • Kỹ năng nghiên cứu thực địa dài hạn và ngắn hạn.
  • Kỹ năng nghiên cứu về gia đình, giới tính và tổ chức họ hàng.
  • Kỹ năng nghiên cứu về tư tưởng đạo đức và tôn giáo và thực hành nghi lễ.
  • Kỹ năng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội.
  • Kỹ năng nghiên cứu vũ trụ học về không gian, thời gian, mối quan hệ giữa sự tồn tại của con người, động vật và tâm linh.
  • Kỹ năng nghiên cứu vai trò của nghệ thuật sáng tạo trong đời sống xã hội.
  • Kỹ năng Tôn trọng quyền riêng tư: Bảo vệ tình trạng sức khỏe, hình ảnh của người tham gia nghiên cứu.
  • Kỹ năng Bảo mật thông tin: Bảo vệ tính ẩn danh (nếu muốn) của đối tượng nghiên cứu, thường bằng cách sử dụng tên giả cho những người tham gia nghiên cứu.
  • Kỹ năng tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo rằng các đối tượng nghiên cứu nhận thức được rủi ro mà họ có thể gặp phải trước khi tiến hành nghiên cứu.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt, đọc hiểu thành thạo các kiến thức chuyên ngành.
  • Kỹ năng phân tích các kết quả, dữ liệu thu được từ các thống kê, khảo sát.
  • Kỹ năng sử dụng công cụ tìm kiếm để bổ sung thông tin, dữ liệu.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy móc, thiết bị văn phòng: Máy in, máy tính, máy fax,…
  • Máy móc phục vụ thuyết trình, hội họp: Máy chiếu, micro,…

Công cụ phần mềm

  • Phần mềm thuyết trình trực tuyến: Skype, Zoom.
  • Phần mềm tin học văn phòng MS Office.
  • Phần mềm thống kê để xử lí số liệu: SAS, SPSS, STATA.

Sở thích, tính cách

Vị trí nghề nghiệp này thường phù hợp với người có sở thích, tính cách sau:

Nhóm Nghệ thuật

1. Đặc điểm của nhóm Nghệ thuật

Những người có tố chất nghệ thuật thường sáng tạo, cởi mở, độc đáo, khả năng tiếp thu tốt, nhạy cảm, độc lập và giàu cảm xúc. Họ thích thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động nói và viết, biểu diễn, kịch nghệ, hội họa và sử dụng hình ảnh.

Nhược điểm của nhóm Nghệ thuật  không chịu đựng được sự gò bó hay phải thực hiện theo khuôn khổ, luật lệ, nề nếp. Họ cũng thường bị đánh giá là bốc đồng và thiếu thực tế.

2. Môi trường làm việc tương ứng và nghề nghiệp điển hình

Nhóm Nghệ thuật rất phù hợp làm việc trong môi trường sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mỹ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình,.…

Một số nghề nghiệp phù hợp: văn học; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình, biên tập viên,…); truyền thông (truyền thông phát triển xã hội, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, quảng cáo, …); sân khấu điện ảnh (diễn viên, đạo diễn, dựng phim, ca sĩ, nghệ sĩ múa… ), mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế, thời trang, hội họa,….
Chống chỉ định của những công việc trên:

  • Bệnh lao, truyền nhiễm
  • Dị tật, nói ngọng, điếc

3. Ngành nghề đào tạo

Để theo đuổi các công việc kể trên, người thuộc nhóm Nghệ thuật có thể theo học các ngành đào tạo: nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng,…) thợ thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, kiến trúc sư,.…

Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa
  • Các cơ quan truyền thông: Cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…
  • Các cơ quan quân đội, công an: Làm cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
  • Các viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội.
  • Các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan.
  • Các công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học.
  • Các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Các dự án nhận tài trợ: Chuyên gia dự án, chuyên gia quản lý dự án…

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành Nhân chủng học.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.