Biên tập viên chương trình giải trí truyền hình

Tên gọi khác: 

  • Biên tập viên giải trí
  • Biên tập viên chương trình giải trí

Là người lên kế hoạch và xây dựng nội dung các chương trình giải trí để ghi hình và phát sóng trên truyền hình.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Tham gia đóng góp, lên ý tưởng xây dựng format chương trình giải trí.
  • Lên ý tưởng kịch bản, viết kịch bản chương trình giải trí từng số.
  • Liên hệ làm việc với khách mời, diễn viên, người tham dự chương trình về kế hoạch ghi hình chi tiết.
  • Phối hợp làm việc với các bộ phận sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ để hoàn thiện chương trình.
  • Viết kịch bản dựng.
  • Biên tập, cắt ghép file thô, biên tập nội dung, xây dựng ý tưởng.
  • Làm việc cùng nhân viên hậu kỳ để chỉnh sửa hoàn thiện file chương trình phát sóng.
  • Kiểm soát nội dung, chỉ đạo các chương trình.
  • Biên tập, sản xuất các video theo format công ty.

Khả năng cần có

  • Sáng tạo.
  • Hòa nhập, bắt kịp xu hướng tốt.
  • Nghiên cứu và khám phá kiến thức.
  • Làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc.
  • Làm việc chuyên nghiệp chủ động, độc lập.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.
  • Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
  • Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp.
  • Công bằng, trung thực và trách nhiệm.

Kiến thức chuyên ngành

  • Các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng lời viết, lời nói và các dạng thức khác.
  • Luật pháp và đạo đức báo chí truyền thông trong hoạt động tác nghiệp.
  • Mô hình tổ chức và quy trình hoạt động của tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội.
  • Bối cảnh và đặc thù trong lao động của nhà báo, về sáng tạo nội dung báo chí hiện đại… trong môi trường số.
  • Vận hành và kiểm soát trang thiết bị, máy móc, phần mềm về các công cụ thiết kế – quay – dựng đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ.
  • Báo chí số như các nguyên tắc xử lý và phân tích dữ liệu số, các công cụ phân tích dữ liệu… tạo cơ sở cho việc quản trị hiệu quả truyền tải nội dung.
  • Kinh tế học báo chí, đặc điểm riêng và cách vận hành của thị trường báo chí, các mô hình kinh doanh của báo chí thế giới.
  • Vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông.
  • Các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh – truyền hình.
  • Quy trình sáng tạo, sản xuất chương trình giải trí.
  • Am hiểu mảng giải trí trên nền tảng truyền hình, Youtube, Tiktok…
  • Am hiểu về tổ chức sản xuất.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Giao tiếp.
  • Phản biện.
  • Sử dụng thành thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.
  • Tìm kiếm thông tin.
  • Phân tích, đánh giá.
  • Xử lý tình huống.
  • Lập kế hoạch và báo cáo.
  • Lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.
  • Tư duy hệ thống.
  • Quản lý thời gian.
  • Tự học.
  • Làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Xây dựng, điều hành các chương trình, dự án giải trí.
  • Viết kịch bản.
  • Biên tập chương trình giải trí.
  • Dựng video cơ bản.
  • Tư duy hình ảnh trong nội dung và biên tập hình ảnh hậu kỳ.
  • Sử dụng thiết bị truyền thông: máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm…
  • Phỏng vấn.
  • Theo dõi.
  • Phát hiện chủ đề, đề tài.
  • Thu thập và thẩm định thông tin.
  • Xử lý và tổ chức thông tin.
  • Thiết kế và sản xuất ấn phẩm báo chí và sản xuất chương trình phát thanh – truyền hình (tác nghiệp linh hoạt trong các loại hình báo chí, và tác nghiệp các thể loại báo chí).
  • Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí – truyền thông.
  • Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lao động báo chí.
  • Sử dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ tác nghiệp.
  • Cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.
  • Sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp chính tả.
  • Làm việc đa nhiệm các vị trí trong quy trình sản xuất.
  • Làm việc trong ekip sản xuất chương trình giải trí.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy tính.
  • Điện thoại.
  • Micro.
  • Máy ghi âm.
  • Máy ảnh, máy quay phim và các loại máy móc, thiết bị khác phục vụ cho quá trình tác nghiệp…

Công cụ phần mềm

  • Các phần mềm chuyên dụng như Adobe Photoshop, Adobe Audition, Adobe Premiere, Cool Edit…
  • Các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
  • Các phần mềm truy cập và chia sẻ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, Microsoft SharePoint…
  • Các phần mềm thuyết trình trực tuyến: Skype, Zoom…
  • Các công cụ, phần mềm khác theo quy định tại nơi làm việc.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình.
  • Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng.
  • Các cơ quan văn hoá – tư tưởng.
  • Các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí hoặc ngành học khác liên quan.
  • Chứng chỉ tin học ứng dụng nâng cao.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.