Biên tập viên website

Tên gọi khác: Biên tập viên nội dung website, Content writer, Biên tập viên nội dung website, Biên tập viên content

Là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, viết bài, chỉnh sửa và xuất bản thông tin lên trang web. Khác với biên tập viên báo chí, biên tập viên website làm việc trong bộ phận truyền thông của doanh nghiệp hoặc các tổ chức, họ thường viết bài phục vụ mục đích xây dựng truyền thông, quảng bá.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Tìm tòi đăng tải nội dung một cách sáng tạo, bắt kịp xu hướng.
  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm và liên hệ với khách hàng để quyết định nội dung các bài đăng mới.
  • Giám sát bố cục bài viết, từ hình ảnh, đồ họa đến các đoạn văn bản, nội dung video trên trang…
  • Kiểm tra kỹ những nội dung đăng tải trên web xem chính xác chưa, rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
  • Hiệu đính và chỉnh sửa bài đăng nếu phát sinh lỗi.
  • Cộng tác với các chuyên gia (ví dụ: nhà thiết kế web, bộ phận marketing và nhiếp ảnh gia) để cải thiện trình bày bài viết.
  • Thành thạo thủ thuật SEO (Search Engine Optimization) và sử dụng các tính năng của mạng xã hội.
  • Đảm bảo nội dung được cập nhật và làm mới liên tục đề phục vụ tốt nhất cho người dùng cuối.
  • Tuân thủ các quy định về bản quyền và quyền riêng tư.
  • Theo dõi lưu lượng truy cập của trang web để đo lường mức độ phổ biến của nội dung.
  • Giúp tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp, thương hiệu với người dùng.

Khả năng cần có

  • Sáng tạo.
  • Nghiên cứu và khám phá kiến thức.
  • Làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc.
  • Làm việc chuyên nghiệp chủ động, độc lập.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.
  • Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
  • Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp.
  • Công bằng, trung thực và trách nhiệm.
  • Khả năng tìm tòi, khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Tư duy logic, mạch lạc, sắp xếp kết cấu bài viết hợp lý.

Kiến thức chuyên ngành

  • Các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại
  • chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng lời viết, lời nói và các dạng thức khác.
  • Luật pháp và đạo đức báo chí truyền thông trong hoạt động tác nghiệp.
  • Mô hình tổ chức và quy trình hoạt động của tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông.
  • Các loại hình truyền thông đại chúng.
  • Vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội.
  • Bối cảnh và đặc thù trong lao động của nhà báo, về sáng tạo nội dung báo chí hiện đại… trong môi trường số.
  • Vận hành và kiểm soát trang thiết bị, máy móc, phần mềm về các công cụ thiết kế – quay – dựng đáp ứng các hoạt động nghiệp vụ.
  • Báo chí số như các nguyên tắc xử lý và phân tích dữ liệu số, các công cụ phân tích dữ liệu… tạo cơ sở cho việc quản trị hiệu quả truyền tải nội dung.
  • Kinh tế học báo chí, đặc điểm riêng và cách vận hành của thị trường báo chí, các mô hình kinh doanh của báo chí thế giới.
  • Vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông.
  • Các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh – truyền hình.
  • Kiến thức về mạng xã hội, thị hiếu độc giả tại lĩnh vực mình đang phụ trách để có bài viết phù hợp ví dụ như sử dụng từ khóa (keyword), siêu liên kết (hyperlink), điều hướng và cách hành văn ngắn gọn.
  • Vốn từ vựng phong phú, sử dụng ngôn từ linh hoạt.
  • Kiến thức về định dạng hình ảnh, văn bản đảm bảo các bài viết đăng tải ở giao diện dễ nhìn, bắt mắt.
  • Lý thuyết truyền thông, mô hình truyền thông, tâm lý truyền thông, đối tượng công chúng truyền thông và phương pháp nghiên cứu công chúng.
  • Kiến thức về quản trị truyền thông, xã hội học truyền thông, truyền thông sáng tạo, truyền thông tiếp thị tích hợp.
  • Quy trình, công nghệ và phương pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông.
  • Nguyên tắc tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông hiện đại.
  • Đồ họa, nhiếp ảnh, quay phim.
  • Quản lý và tư vấn dự án truyền thông.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Giao tiếp.
  • Phản biện.
  • Tìm kiếm và tổng hợp thông tin.
  • Phân tích, đánh giá.
  • Xử lý tình huống.
  • Lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.
  • Tư duy hệ thống.
  • Lập kế hoạch.
  • Quản lý thời gian.
  • Tự học.
  • Thuyết trình.
  • Đàm phán.
  • Sử dụng tin học văn phòng.
  • Làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Sử dụng thiết bị truyền thông: máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm…
  • Phát hiện chủ đề, đề tài.
  • Thu thập và thẩm định thông tin.
  • Xử lý và tổ chức thông tin.
  • Biên tập tác phẩm báo chí, truyền thông.
  • Thiết kế và sản xuất ấn phẩm báo chí và sản xuất chương trình phát thanh – truyền hình (tác nghiệp linh hoạt trong các loại hình báo chí, và tác nghiệp các thể loại báo chí).
  • Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí – truyền thông.
  • Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lao động báo chí, truyền thông.
  • Sử dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ tác nghiệp.
  • Cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.
  • Báo cáo và phân tích đánh giá hiệu quả bài viết sau khi đăng tải.
  • Sáng tạo, nhanh nhạy trong việc tiếp cận vấn đề, nắm bắt thông tin.
  • Chủ động khai thác đề tài và kiểm tra tính chính xác của nội dung và đảm bảo bài viết tuân thủ các quy định về bản quyền và quyền riêng tư.
  • Chịu khó, tỉ mỉ, liên tục cập nhật kiến thức và xu hướng nội dung (content) mới.
  • Không ngừng mở rộng vốn từ, cập nhật các trào lưu xu hướng mới.
  • Tổ chức thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông, các dự án phát triển truyền thông.
  • Sáng tạo nội dung sản phẩm truyền thông: ý tưởng, kịch bản, hình ảnh, thiết kế…
  • Quản trị và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông.
  • Xây dựng chiến lược truyền thông, quản trị khủng hoảng truyền thông.
  • Tổ chức sự kiện.
  • Truyền thông xã hội.
  • Quản trị website.
  • Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
  • Am hiểu tiếng Việt và ngoại ngữ khi có yêu cầu bài viết bằng ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp…).
  • Nắm bắt thông tin nhanh nhạy, biết sử dụng từ ngữ đúng văn cảnh.
  • Kết nối nhân vật/khách mời để khai thác nội dung, đề tài.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy tính.
  • Điện thoại.
  • Máy ảnh, máy quay phim và các loại máy móc, thiết bị khác phục vụ cho quá trình tác nghiệp…

Công cụ phần mềm

  • Các phần mềm chuyên dụng như Adobe Photoshop, Adobe Audition, Adobe Premiere, Cool Edit, Corel VideoStudio, Adobe Illustrator…
  • Các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
  • Các phần mềm truy cập và chia sẻ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, Microsoft SharePoint…
  • Các phần mềm thuyết trình trực tuyến: Skype, Zoom…
  • Các công cụ, phần mềm khác theo quy định tại nơi làm việc.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực truyền thông.
  • Các công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thông.
  • Các công ty, doanh nghiệp có bộ phận truyền thông.
  • Cổng thông tin điện tử, quản trị website của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
  • Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân… có nhu cầu tuyển dụng.

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, Truyền thông hoặc ngành học khác liên quan.
  • Chứng chỉ tin học ứng dụng nâng cao.
  • Chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.