Giám sát viên an toàn lao động

Giám sát viên an toàn lao động là người chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ người và tài sản tại nơi làm việc luôn trong trạng thái an toàn.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường để có những biện pháp khắc phục xử lý những tồn tại
  • Kiểm soát, giám sát về An toàn – An ninh – Sức khỏe – Môi trường mọi hoạt động trên công trường
  • Kiểm tra thiết bị và máy móc để phát hiện các nguy cơ và tiềm ẩn mất an toàn trong quá trình sử dụng trên công trường
  • Bảo vệ sức khỏe của nhân viên và khách hàng (tại các nhà hàng)
  • Phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời các vụ tai nạn lao động không may xảy ra
  • Đề xuất, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc
  • Chịu trách nhiệm tổng thể về an toàn lao động, báo cáo với ban quản lý/ban giám đốc
  • Hỗ trợ làm việc với cơ quan pháp luật trong các trường hợp có tai nạn nghiêm trọng, kiện tụng về điều kiện làm việc, tai nạn lao động
  • Có trách nhiệm tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về an toàn lao động cho các nhân sự làm việc trên công trường của công ty và tổ đội, thầu phụ khác
  • Hỗ trợ cho Trưởng Ban an toàn lao động công trường thiết lập, thực hiện, duy trì, điều hành và phát triển hệ thống an toàn lao động của công ty

Khả năng cần có

  • Cần có sức khỏe tốt, sẵn sàng di chuyển
  • Có thể tăng ca tùy theo thời điểm và công việc được giao phó
  • Cần có tinh thần chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Khả năng chịu được áp lực công việc
  • Khả năng sử dụng tốt tiếng Anh
  • Khả năng phát hiện, xử lý, giải quyết nhanh các vấn đề khi gặp sự cố

Kiến thức chuyên ngành

  • kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực liên quan đến bảo vệ an toàn lao động
  • Kiến thức cơ bản về xây dựng, kỹ thuật, bảo hộ lao động
  • Kiến thức về y học, sơ cứu bệnh nhân
  • Kiến thức về các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng mềm (giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ra quyết định; lắng nghe và phản hồi…)
  • Kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng chủ động trong công việc
  • Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc với khách hàng
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng quan sát và phân tích tốt

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy tính
  • Đồ bảo hộ
  • Giấy bút để ghi chép

Sở thích, tính cách

Vị trí nghề nghiệp này thường phù hợp với người có sở thích, tính cách sau:

Nhóm Nghiên cứu

1. Đặc điểm của nhóm Nghiên cứu

Đặc trưng của nhóm Nghiên cứu là thích tìm tòi, suy ngẫm để phát hiện ra vấn đề. Họ có khả năng quan sát, điều tra, phân tích, đánh giá để giải quyết các vấn đề về thế giới, môi trường tự nhiên.

Những người thuộc nhóm Nghiên cứu rất yêu thích khoa học và nghiên cứu, luôn có định hướng và mục tiêu rõ ràng. Họ có xu hướng thích các hoạt động cá nhân hơn tập thể.

Nhược điểm của người thuộc nhóm Nghiên cứu là khả năng cân bằng cuộc sống không tốt.

2. Môi trường làm việc tương ứng và nghề nghiệp điển hình

Người thuộc nhóm Nghiên cứu thường sẽ thoải mái khi được làm việc trong môi trường tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Họ thường thích các “hoạt động ý tưởng” liên quan đến quy trình suy nghĩ nội tại: chế tạo, khám phá, diễn giải, tổng hợp các trừu tượng hoặc triển khai ứng dụng các trừu tượng.

Một số nghề nghiệp điển hình: nhà khoa học, nhà nghiên cứu, công việc y tế và sức khỏe, nhà hóa học, nhà khoa học hàng hải, kỹ thuật viên lâm nghiệp, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y tế hoặc nông nghiệp, nhà động vật học, nha sĩ, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, nhà kinh tế học, nhà phân tích tài chính, luật sư, nhà vật lý học, nhà tâm lý học, xã hội học, tâm thần học, nhà động vật học,….

3. Ngành nghề đào tạo

Trong khối Khoa học tự nhiên, người thuộc nhóm Nghiên cứu sẽ hợp với các ngành học liên quan đến Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Công nghệ Y khoa, Chẩn đoán Y khoa và Điều trị, và Khoa học xã hội.

Một số ngành học cụ thể bao gồm:

  • Kiến trúc, công nghệ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Sinh vật học, công nghệ thực phẩm, địa chất học, vật lý học.
  • Dinh dưỡng học, nhãn khoa, dược, nha khoa, điều dưỡng, thú y.
  • Nhân chủng học, tội phạm học, khoa học chính trị, tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, ngôn ngữ học.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

Công ty, doanh nghiệp về dịch vụ bảo hộ lao động

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Bảo hộ Lao động hoặc một lĩnh vực liên quan
  • Chứng chỉ về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.