Kế toán thu chi

Tên gọi khác: Nhân viên kế toán thu chi

Là người quản lý vấn đề thu/chi đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Các chứng từ là cơ sở để chứng minh và giải trình với cơ quan thuế về những chi phí phát sinh liên quan đến các cơ quan khác.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

Quản lý các khoản thu gồm:

  • Lập các chứng từ thu tiền liên quan đến các khoản thu từ khách hàng, cổ đông, nhân viên;
  • Theo dõi tiền gửi ngân hàng;
  • Quản lý và hạch toán phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng vào sổ sách kế toán;
  • Theo dõi các khoản công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc việc thu hồi công nợ;
  • Kiểm tra và đối chiếu các khoản thu với thủ quỹ;
  • Quản lý các khoản chi gồm:
  • Lập các chứng từ chi tiền như phiếu chi, ủy nhiệm chi liên quan đến các khoản chi cho nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông;
  • Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng;
  • Theo dõi các khoản tạm ứng của nhân viên;
  • Kiểm tra các hồ sơ chứng từ làm đề nghị thanh toán;
  • Kiểm tra và đối chiếu các khoản chi với thủ quỹ.

Lập các báo cáo theo yêu cầu gồm:

  • Báo cáo các khoản thu, chi với ban lãnh đạo công ty;
  • Báo cáo tình hình công nợ với khách hàng, nhà cung cấp cho ban lãnh đạo;
  • Đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp;
  • Giải trình số liệu khi có yêu cầu.

Khả năng cần có

  • Trung thực.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Khả năng tính toán, làm việc với các con số.
  • Tư duy logic.
  • Tập trung cao độ.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Tuân thủ pháp luật, có đạo đức và trách nhiệm với công việc.
  • Khả năng đồng cảm và thấu hiểu.

Kiến thức chuyên ngành

  • Luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê.
  • Kiến thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập và ghi nhận thông tin tài chính- kế toán các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của luật pháp.
  • Kiến thức: Toán kinh tế, thống kê, kinh tế học, quản lý học, hành vi tổ chức vào mô tả, giải thích, phân tích tổ chức để giải quyết các vấn đề trong kế toán, kiểm toán.
  • Tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, quy trình kế toán, chứng từ- sổ sách kế toán, các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
  • Kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp: đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp; tổ chức thu thập thông tin; quy trình; báo cáo; kiểm toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.
  • Kiến thức: Kế toán, kiểm toán và kiểm soát vào tổ chức và thực hiện công tác kế toán và các loại hình kiểm toán cho các đơn vị; các hoạt động và đề xuất hoàn thiện cho chủ thể và khách thể kiểm toán.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Phân tích, đánh giá, lập giải pháp.
  • Tư duy phản biện.
  • Tư duy hệ thống.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Lập báo cáo.
  • Lập kế hoạch.
  • Giao tiếp.
  • Thuyết trình.
  • Đàm phán.
  • Quản lý thời gian.
  • Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành.
  • Sử dụng tin học cơ bản và các ứng dụng tin học văn phòng.
  • Cập nhật kiến thức, xu hướng mới trong ngành, lĩnh vực hoạt động.
  • Làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Vận dụng bài bản các quy trình, nguyên tắc, kiến thức chuyên môn về kế toán và kiểm toán vào các lĩnh vực cụ thể: kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán…
  • Xử lý nghiệp vụ kế toán độc lập trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán.
  • Thu thập, phân loại và tổ chức hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp trên hệ thống tài khoản kế toán, phù hợp với các quy định của luật pháp và thông lệ – chuẩn mực kế toán.
  • Sử dụng một số công cụ thống kê, kỹ thuật phân tích định lượng cơ bản trong kế toán để thực hiện các nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.
  • Tuân thủ thực hiện các thông tin liên quan đến luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Máy tính.
  • Điện thoại.
  • Máy in.
  • Máy photocopy.
  • Máy scan.
  • Máy tính cầm tay.

Công cụ phần mềm

  • Các phần mềm kế toán: MISA, FAST, LINKQ, EFFECT…
  • Các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
  • Các phần mềm truy cập và chia sẻ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, Microsoft SharePoint…
  • Các công cụ, phần mềm khác theo quy định tại nơi làm việc.

Sở thích, tính cách

Vị trí nghề nghiệp này thường phù hợp với người có sở thích, tính cách sau:

Nhóm Nghiệp vụ

1. Đặc điểm của nhóm Nghiệp vụ

Những người thuộc nhóm Nghiệp vụ thường thích quy định, luật lệ và họ coi trọng khả năng tự kiểm soát. Họ thích làm việc với các con số và dữ liệu, thích các hoạt động đòi hỏi sự trật tự, nề nếp; thường tuân theo hướng dẫn có sẵn và có khuynh hướng không thích các hoạt động mơ hồ hoặc thiếu hệ thống.

Nhược điểm của người thuộc nhóm Nghiên cứu là khá cứng nhắc và bảo thủ, thiếu sự linh hoạt, sáng tạo,….

2. Môi trường làm việc tương ứng và nghề nghiệp điển hình

Những người thuộc nhóm Nghiệp vụ rất phù hợp làm việc trong môi trường mang tính chất giao tiếp với nhiều người và đòi hỏi có tính nghiệp vụ.

Một số nghề nghiệp nổi bật có thể kể đến như thư ký, lễ tân, nhân viên văn phòng, thủ thư, nhân viên ngân hàng, nhân viên vận hành máy tính, cửa hàng và nhân viên điều phối,….

Chống chỉ định của những công việc trên:

  • Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm
  • Dị tật, nói ngọng, điếc

3. Ngành nghề đào tạo

Thư ký, nhân viên lưu trữ, thư viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, kế toán viên, tiếp tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng,….

Hiện nay, tất cả các ngành nghề kể trên đều được đào tạo tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Các công ty kế toán, kiểm toán độc lập.
  • Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
  • Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước hoặc bộ phận kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp.
  • Hành nghề độc lập như một chuyên gia về kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính hay tư vấn về thuế, về đầu tư… nếu đáp ứng được yêu cầu của quy chế quản lý nghề nghiệp hiện hành.
  • Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân… có nhu cầu tuyển dụng.

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán hoặc ngành học khác liên quan.
  • Chứng chỉ tin học ứng dụng nâng cao.
  • Chứng chỉ tiếng Anh B1 tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.