Là người thực hiện các nhiệm vụ để điều chỉnh âm thanh sau hậu trường, nhằm hỗ trợ mọi loại hình biểu diễn nghệ thuật, sự kiện, chương trình ca nhạc, chương trình truyền hình… được diễn ra thành công.
Yêu cầu nghề nghiệp
Nhiệm vụ
- Khảo sát hiện trường nơi thực hiện chương trình bao gồm không gian địa hình các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng chương trình.
- Thực hiện triển khai theo yêu cầu, bảo quản, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình ngoài hiện trường cũng như tại đơn vị theo quy trình đề ra.
- Quản lý, bảo dưỡng các trang thiết bị sản xuất của đơn vị.
- Thiết lập hệ thống âm thanh, và lắp đặt thiết bị như: micro, loa, thiết bị ghi âm, kết nối dây và cáp, bảng âm thanh và mix (phối) âm thanh, cho các sự kiện.
- Thiết lập và vận hành thiết bị âm thanh, ánh sáng theo đúng yêu cầu của Quản lý và hướng dẫn công việc liên quan đến âm thanh và ánh sáng.
- Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và sửa chữa hệ thống âm thanh: Đảm bảo thiết bị được lắp đặt theo bố cục được chỉ định, khắc phục tức thời các sự cố liên quan đến hệ thống âm thanh, vệ sinh và làm sạch đúng cách đối với các thiết bị âm thanh.
- Giám sát dữ liệu âm thanh, video đầu vào và lưu trữ dữ liệu đầu ra: Nén và số hóa dữ liệu âm thanh và video nhưng đảm bảo lưu trữ an toàn và tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Kiểm soát các chỉ số âm thanh, nhằm đạt hiệu quả phù hợp với sự kiện và không gian tổ chức sự kiện.
Khả năng cần có
- Sáng tạo.
- Nghiên cứu và khám phá kiến thức.
- Làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc.
- Làm việc chuyên nghiệp chủ động, độc lập.
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.
- Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.
- Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp.
- Công bằng, trung thực và trách nhiệm.
- Trung thực.
- Tính thẩm mỹ.
- Tự định hướng.
- Thích nghi môi trường làm việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
- Khả năng đồng cảm và thấu hiểu.
- Cảm thụ âm nhạc.
- Phản ứng nhanh nhạy và chính xác.
Kiến thức chuyên ngành
- Các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng lời viết, lời nói và các dạng thức khác.
- Vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông.
- Các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh – truyền hình.
- Lý thuyết truyền thông, mô hình truyền thông, tâm lý truyền thông, đối tượng công chúng truyền thông và phương pháp nghiên cứu công chúng.
- Các loại hình truyền thông đại chúng.
- Các thể loại sản phẩm và các kênh truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh) về quy trình sản xuất.
- Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông.
- Quy trình, công nghệ và phương pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông.
- Nguyên tắc tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông hiện đại.
- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành.
- Kiến thức chuyên ngành về âm thanh; nắm được các hình thức và phương pháp biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh và truyền hình.
- Cách thiết kế, lắp đặt, bảo trì cũng như cách vận hành một hệ thống âm thanh ánh sáng.
- Kiến thức nhất định về điện.
- Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị âm thanh như: micro, mixer, monitor speaker….
- Am hiểu về ca hát, nghệ thuật.
Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)
Kỹ năng cơ bản
- Giao tiếp.
- Phản biện.
- Tìm kiếm thông tin.
- Phân tích, đánh giá.
- Xử lý tình huống.
- Lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.
- Tư duy hệ thống.
- Lập kế hoạch.
- Quản lý thời gian.
Kỹ năng nghiệp vụ
- Sử dụng thiết bị truyền thông: máy mixer (phối) âm thanh…
- Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí – truyền thông.
- Ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong lao động báo chí.
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ tác nghiệp.
- Cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông, các dự án phát triển truyền thông.
- Tổ chức sự kiện.
- Thực hành kỹ thuật trên hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng từ đơn giản đến phức tạp.
- Ghi nhớ, thuộc lòng các nút điều khiển, từng vai trò, chức năng của từng thiết bị trong hệ thống âm thanh.
- Sử dụng một số phần mềm điều chỉnh âm thanh và điều khiển ánh sáng.
- Nghe và cảm âm để đưa ra những hiệu chỉnh âm thanh tốt nhất.
Công cụ nghề nghiệp
Máy móc, thiết bị
- Máy tính.
- Điện thoại.
- Micro.
- Máy ghi âm.
- Các thiết bị âm thanh: Loa sân khấu, bộ điều chỉnh/Mixer, tủ điện, hệ thống điện; thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu: bộ vang echo, Crossover chia tần số, Equalizer điều chỉnh dải tần âm thanh.
- Các loại máy móc, thiết bị khác phục vụ cho quá trình tác nghiệp…
Công cụ phần mềm
- Các phần mềm chuyên dụng như Adobe Audition, Adobe Photoshop, Adobe Premiere, Cool Edit…
- Các phần mềm tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
- Các phần mềm truy cập và chia sẻ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, Microsoft SharePoint…
- Các phần mềm thuyết trình trực tuyến: Skype, Zoom…
- Các phần mềm điều chỉnh âm thanh sân khấu: Audacity, Ocenaudio, WavePad Sound Editor, LMMS, Acoustica Basic Edition, Music Editor Free, Ardour.
- Các phần mềm điều khiển ánh sáng Sunlite Suite, Sunlite 2…
- Các công cụ, phần mềm khác theo quy định tại nơi làm việc.
Thông tin khác
Phạm vi việc làm
- Các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình.
- Các cơ quan văn hoá – tư tưởng.
- Các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
- Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
- Các công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thông.
- Các công ty, doanh nghiệp có bộ phận truyền thông.
- Các studio, trường quay điện ảnh hoặc truyền hình, trong các phòng thu hoặc đài phát thanh, các sân khấu hoặc các đoàn nghệ thuật…
- Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân… có nhu cầu tuyển dụng.
Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành âm thanh; công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.