Nhà vi khuẩn học thực phẩm

Là người nghiên cứu các sinh vật cực nhỏ, chẳng hạn như nấm men và vi khuẩn từ thực phẩm. Họ đánh giá xem các sản phẩm thực phẩm có tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn hay không và tìm ra những cách mới để bảo quản và cải tiến sản phẩm cũng như giữ cho thực phẩm an toàn để ăn.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Nghiên cứu các vi sinh vật trong thực phẩm để ngăn ngừa bệnh tật và bệnh tật truyền qua thực phẩm.
  • Nghiên cứu cách vi khuẩn gây hại cho thực phẩm.
  • Nghiên cứu ngộ độc thực phẩm, hư hỏng và bảo quản.
  • Tham gia vào việc thiết lập và thực thi luật thực phẩm.
  • Quan sát quá trình chế biến và đóng gói sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản thực phẩm theo thời gian.
  • Khuyến nghị và thực hiện các cải tiến để đảm bảo rằng các nhà sản xuất đang tuân thủ các quy định về sức khỏe đóng gói và chế biến thực phẩm.
  • Nghiên cứu, nuôi cấy, phân tách, xác định vi khuẩn và tìm phương pháp ứng dụng vào đời sống.
  • Ứng dụng và sản xuất vi khuẩn, nấm, men, virus, xem xét các công nghệ liên quan đến các sản phẩm chuyển hóa của vi sinh vật.
  • Khảo sát tính di truyền học của các vi khuẩn, từ đó đánh giá và đưa ra kết quả, từ đó ứng dụng vào môi trường thực thế.
  • Xây dựng chiến lược trong các khâu nghiên cứu vi khuẩn học thực phẩm.
  • Hỗ trợ hợp tác công việc với các lĩnh vực ngành nghề khác liên quan tới công nghệ thực phẩm.
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ công nghệ về các nghiên cứu mới  với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
  • Giảng dạy cho sinh viên hoặc tham gia các buổi hội thảo.

Khả năng cần có

  • Ham học hỏi.
  • Có năng khiếu về khoa học.
  • Sự kiên nhẫn, bền bỉ trong công việc.
  • Ổn định về cảm xúc, tinh thần trong quá trình làm việc.
  • Sở thích tìm kiếm những câu trả lời phức tạp.
  • Chú ý đến từng chi tiết, tỉ mỉ, chính xác.
  • Đam mê công nghệ và nghiên cứu.
  • Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
  • Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…

Kiến thức chuyên ngành

  • Kiến thức về Hóa học, Toán học, vật lý, thống kê.
  • Kiến thức về vi sinh, vi khuẩn, virus.
  • Kiến thức về di truyền vi sinh vật.
  • Kiến thức về Hóa học thực phẩm, hóa sinh học thực phẩm.
  • Kiến thức về Vi sinh vật học thực phẩm:
  • Kiến thức về công nghệ vi sinh ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
  • Kiến thức về Vệ sinh an toàn thực phẩm, các mối nguy và ảnh hưởng của môi trường tới vệ sinh an toàn thực phẩm; các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Kiến thức cơ bản về các đối tượng vi sinh, phân tích vi sinh, phương pháp phân tích.
  • Kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng và quy trình chế tạo và phân tích đặc trưng của vi khuẩn học thực phẩm.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
  • Kỹ năng quản lý công việc tốt và chịu được áp lực công việc.
  • Kỹ năng thuyết phục, tư vấn, trình bày, sáng tạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng tổng hợp báo cáo.
  • Kỹ năng quản trị rủi ro không đáng có.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện các dự án về y sinh học.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức để giải thích biến đổi hóa sinh trong quá trình trao đổi chất, bản chất của các hiện tượng trong quá trình tiêu hoá, hấp thu thức ăn và trong một quy trình công nghệ thực phẩm.
  • Kỹ năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
  • Kỹ năng tính toán và phân tích kết quả các thí nghiệm, thao tác chính xác, an toàn.
  • Kỹ năng tính toán quá trình tăng sinh, phân tích, xử lý các vấn đề vi sinh trong sản xuất thực phẩm.
  • Kỹ năng lựa chọn và áp dụng các thiết bị trong quá trình lên men.
  • Kỹ năng thực hiện các thao tác sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản và quan sát vi sinh vật.
  • Kỹ năng thực hiện các thao tác pha chế một số môi trường thông dụng và môi trường đặc hiệu để nuôi vi sinh vật.
  • Kỹ năng thực hiện thành thạo các thao tác của kỹ thuật gieo cấy, nuôi, phân lập vi sinh vật.
  • Kỹ năng thực hiện các kỹ thuật phát hiện và định lượng vi sinh vật trong các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Kính hiển vi.
  • Tiêu bản.
  • Đồ bảo hộ lao động.
  • Kim cấy, vòng cấy
  • Tủ ấm tiệt trùng…

Công cụ phần mềm

  • Sử dụng thành thạo phần mềm Word, Excel, PowerPoint.
  • Phần mềm Phòng thí nghiệm EasyDirect™

Sở thích, tính cách

Vị trí nghề nghiệp này thường phù hợp với người có sở thích, tính cách sau:

INFJ – Người che chở (The protector)

1. Đặc điểm của nhóm tính cách INFJ

Những người thuộc nhóm INFJ có lối sống chủ đạo là trực giác hướng nội, họ tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác. Ngoài ra, INFJ còn có một lối sống thứ hai thiên về cảm giác hướng ngoại, họ xử lý mọi việc theo cách họ cảm nhận, hoặc theo cách mà chúng có phù hợp với chuẩn mực của bản thân họ hay không.

INFJ là những người lịch sự, biết quan tâm, phức tạp và là những cá nhân có trực giác cao. Có tính nghệ sĩ và sáng tạo, họ sống trong thế giới của những ý tưởng và tiềm năng. Chỉ có 1% dân số là INFJ, khiến cho loại tính cách này trở thành tính cách hiếm có nhất.

INFJ rất coi trọng việc sắp xếp mọi thứ theo thứ tự và có tính hệ thống trong cuộc sống của họ. Họ luôn nỗ lực để tìm ra hệ thống nào là tốt nhất để hoàn thành công việc, họ luôn định nghĩa và xác định lại những ưu tiên trong cuộc sống của mình. Mặt khác, INFJ suy nghĩ bằng trực giác một cách hoàn toàn tự nhiên. Họ biết mọi thứ thông qua trực giác mà không biết lí do tại sao, và cũng không có kiến thức đầy đủ về những điều đó. Họ thường đúng, và họ cũng thường biết rằng họ đúng. Nói chung, INFJ hoàn toàn tin tưởng vào bản năng và trực giác của họ. Điều này gây ra sự trái ngược giữa thế giới bên ngoài và bên trong của họ, và có thể có kết quả là INFJ không ngăn nắp như các loại tính cách “nguyên tắc” khác. Chúng ta cũng có thể thấy được một vài dấu hiệu của sự bừa bộn trong một tổng thể ngăn nắp, ví dụ như một chiếc bàn lúc nào cũng bày bừa trong một căn phòng ngăn nắp.

INFJ có khả năng đặc biệt trong việc thấu hiểu con người và hoàn cảnh. Họ “cảm nhận” mọi thứ và hiểu chúng bằng trực giác. Một ví dụ điển hình, một vài INFJ có khả năng ngoại cảm tự nhiên, họ có thể linh cảm mạnh mẽ về việc người thân của mình đang gặp vấn đề, và sau đó họ phát hiện ra người đó đã gặp tai nạn. Những người khác có thể coi thường và cười nhạo điều này, và INFJ không thực sự hiểu trực giác của họ đến mức có thể diễn đạt thành lời. Vì thế, INFJ là những người sống khép kín, chỉ chia sẻ khi họ chọn chia sẻ những gì họ muốn. Họ là những con người sâu sắc, phức tạp, hoàn toàn kín đáo và thường khó hiểu. INFJ không bộc lộ nhiều, và có thể rất bí ẩn.

Tuy nhiên, INFJ cũng cực kỳ ấm áp như sự phức tạp của họ. INFJ có một vị trí đặc biệt trong tim của những người ở gần họ, những người có thể thấy sự quan tâm sâu sắc và những khả năng đặc biệt của họ. INFJ quan tâm đến cảm xúc của người khác, và họ cố tỏ ra dịu dàng để tránh làm tổn thương đến những người khác. Họ rất nhạy cảm với xung đột, và họ thường không thể chấp nhận điều đó. Những tình huống xảy ra xung đột thường đưa một INFJ hiền lành trở thành một người cực kỳ chống đối hoặc giận dữ. Họ có xu hướng mang những xung đột vào bên trong mình, và có những vấn đề về sức khoẻ khi chịu nhiều căng thẳng và áp lực.

Bởi vì INFJ có khả năng trực giác rất mạnh mẽ, họ tin tưởng vào bản năng của mình hơn hết. Điều này có thể dẫn đến kết quả là sự cứng đầu và có xu hướng bỏ qua ý kiến của người khác. Họ tin rằng họ luôn đúng. Mặc khác, INFJ là những người cầu toàn, luôn mong muốn mình sống với toàn bộ khả năng của mình. INFJ hiếm khi tự hài lòng với bản thân mình – luôn có những việc mà họ nên làm để cải thiện bản thân và thế giới xung quanh họ. Họ tin vào sự phát triển không ngừng, và thường không dành thời gian để xem lại những gì họ đã đạt được. Họ có một hệ thống giá trị mạnh mẽ, và họ cần sống với những gì họ cho là đúng. Với tính cách thiên về cảm xúc, INFJ thường rất lịch sự và dễ tính. Tuy nhiên, họ có mong muốn rất cao cho bản thân mình, và thường cho gia đình của họ nữa. Họ không tin vào việc thay đổi lý tưởng sống của mình.

INFJ là những người nuôi dưỡng tự nhiên, kiên nhẫn, tận tụy và che chở. Họ là những bậc cha mẹ luôn yêu thương và thường có mối quan hệ gần gũi với con cái mình. Họ có mong đợi cao đối với con mình, và thúc đẩy chúng để chúng đạt được những điều tốt nhất. Điều này đôi khi được thể hiện bởi sự cứng đầu của INFJ. Nhưng nói chung, những đứa con của INFJ có được sự tận tụy và hướng dẫn của cha mẹ, cùng với sự quan tâm sâu sắc của họ.

INFJ thường nổi bật trong những công việc mà họ có thể sáng tạo và mang tính độc lập. Họ có năng khiếu trong các môn nghệ thuật và nhiều người rất giỏi trong các ngành khoa học, bởi vì họ có thể sử dụng trực giác của mình. INFJ cũng thích làm những việc có thể phục vụ người khác. Họ không giỏi trong các công việc yêu cầu tính chính xác và chi tiết. INFJ sẽ hoặc là tránh né những điều như vậy, hoặc sẽ cố gắng hết sức để phát triển về khả năng chi tiết đến nỗi họ không còn khả năng nhìn toàn cảnh vấn đề nữa. Một INFJ phát triển khả năng lưu ý đến những chi tiết có thể rất hay chỉ trích những người không chi tiết như họ.

INFJ có những khả năng mà những loại tính cách khác không có được. Đối với một INFJ thì cuộc sống không bao giờ là dễ dàng, nhưng INFJ vẫn có khả năng cảm nhận sâu sắc sự việc xung quanh và đạt nhiều thành tựu cá nhân.

2. INFJ và sự nghiệp

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các INFJ thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Hiểu được con người và hoàn cảnh bằng trực giác.
  • Duy tâm.
  • Rất nguyên tắc.
  • Phức tạp và sâu sắc.
  • Khả năng lãnh đạo tự nhiên.
  • Nhạy cảm và có lòng trắc ẩn với con người.
  • Sẵn lòng giúp đỡ người khác.
  • Hướng về tương lai.
  • Đánh giá cao những mối quan hệ sâu sắc và đích thực.
  • Tránh thể hiện bản thân mình.
  • Không thích các công việc chi tiết nếu họ không phát triển kỹ năng này.
  • Luôn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích của mọi thứ.
  • Sáng tạo và nhìn xa trông rộng.
  • Dễ cảm động và dễ bị tổn thương.
  • Có thể làm việc logic và lí trí.
  • Sử dụng trực giác để nhận ra mục tiêu và nỗ lực tiến về mục tiêu đó.

INFJ là những cá nhân đặc biệt, họ cần một sự nghiệp hơn là một công việc. Họ cần được cảm thấy như thể mọi thứ họ làm trong cuộc sống phải hoà hợp với hệ thống giá trị mạnh mẽ của họ – với những gì họ cho là đúng. Theo đó, INFJ nên chọn một nghề nghiệp mà họ có thể sống mỗi ngày với những giá trị của bản thân, và có thể hỗ trợ họ trong sứ mệnh làm nên một điều gì đó ý nghĩa. Bởi vì, INFJ có một hệ thống giá trị mạnh mẽ và trực giác dẫn đường nên họ thể hiện tốt nhất trong vai trò lãnh đạo, hơn là một người đi theo. Mặc dù họ có thể hạnh phúc khi đi theo những người lãnh đạo mà họ có thể hỗ trợ hoàn toàn, họ sẽ không vui khi phải theo sau trong những trường hợp khác.

3. Nguyên tắc để  INFJ đạt được thành công

  • Trau dồi ưu điểm của mình

Làm những việc cho phép khả năng trực giác và nhiệt tình giúp đỡ người khác của bạn được phát huy.

  • Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình

Chấp nhận những điểm yếu của mình và tìm cách vượt qua chúng. Đặc biệt, cố gắng sử dụng khả năng đánh giá dựa trên các ý tưởng và trực giác của mình hơn, đừng vội bác bỏ lời nói của những người khác.

  • Suy nghĩ thật kĩ càng

Bạn cần phải sàng lọc nguồn thông tin đa dạng của mình để biến mọi việc trở nên khả thi. Cho bản thân mình một thời gian thích hợp để làm việc này, và tận dụng cơ hội thảo luận ý tưởng với người khác. Bạn sẽ nhận ra việc bộc lộ trực giác nội tâm của mình là một bài học quý giá.

  • Thấu hiểu mọi thứ

Đừng bác bỏ ý kiến của người khác quá sớm chỉ vì bạn không tôn trọng người đưa ra ý kiến đó, hoặc do bạn nghĩ bạn đã biết tường tận về vấn đề đó rồi. Suy cho cùng, mỗi người đều có những ý kiến riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ. Như Steven Covey đã nói, “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình”.

  • Khi bạn mất bình tĩnh, bạn thất bại

Năng lực tiềm tàng và những hiểu biết sáng suốt của bạn chính là một thế mạnh, nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu sử dụng không đúng và bạn có thể rơi vào những trạng thái cảm xúc mà bạn không thể xử lý được. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có cách nhìn sự việc như bạn, và một khi nỗ lực giúp đỡ họ của bạn thất bại, điều đó sẽ khiến bạn phải chịu cảm giác bị oán giận và bỏ rơi. Bạn không thể xử sự như thế được. Hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình, cho phép người khác quyền riêng tư và lúc đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

  • Giữ cái nhìn toàn cảnh

Hãy coi chừng xu hướng trở thành một người quá chi tiết. Nếu bạn cảm thấy mình rất chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt, hãy nhanh chóng quay lại và đảm bảo là bạn có thể nhìn thấy được mục tiêu của mình. Bạn sẽ không thể đạt mục tiêu của mình nếu cứ quá chìm đắm vào các chi tiết.

  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình

Đừng đổ lỗi của mình cho những người khác. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết. Không ai có khả năng điều khiển cuộc sống của bạn hơn là chính bạn.

  • Hãy khiêm tốn

Đánh giá bản thân mình nghiêm khắc như cách bạn đánh giá người khác.

  • Hãy mong muốn những điều tốt đẹp nhất

Đừng tự làm nản lòng mình bằng ý nghĩ mình thật tồi tệ. Nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bạn những hoàn cảnh tích cực.

  • Thư giãn

Hãy cho phép mình thư giãn. Hãy tập thể dục và nghỉ ngơi một cách thoải mái, đi du lịch và tham gia vào các hoạt động thư giãn. Chăm sóc cho bản thân và những người yêu thương bằng cách cho phép bản thân để sự đam mê và cường độ công việc sang một bên để có thời gian nghỉ ngơi.

4. INFJ và các mối quan hệ

INFJ là những người ấm áp và đáng tin cậy, họ cũng rất sâu sắc và phức tạp. Họ thích tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ lâu dài và ý nghĩa. Họ là người cầu toàn, và luôn nỗ lực cho mối quan hệ tối ưu. Trong đa số trường hợp, đây là một điều tích cực, nhưng đôi khi lại có hại cho INFJ nếu họ biến việc rời bỏ mối quan hệ cũ để tìm kiếm những mối quan hệ mới trở thành thói quen, để luôn luôn tìm kiếm những người hoàn thiện hơn. Nói chung, INFJ là những người nồng ấm và biết quan tâm sâu sắc, họ đầu tư vào mối quan hệ gần gũi, và nỗ lực nhiều để làm chúng trở nên tích cực. Họ được đánh giá cao bởi những người thân cận vì năng lực đặc biệt này. Họ tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài, bền vững mặc dù không phải lúc nào họ cũng tìm thấy nó.

Điểm mạnh của INFJ:

  • Ấm áp và đáng tin cậy một cách tự nhiên.
  • Nỗ lực để đạt được mối quan hệ tốt nhất.
  • Nhạy cảm và quan tâm đến cảm giác của người khác.
  • Thường có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng viết.
  • Rất nghiêm túc với những cam kết của mình, và luôn tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài.
  • Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm).
  • Lắng nghe tốt.
  • Có khả năng tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ khác sau khi kết thúc một mối quan hệ (Một khi đã chắc chắn là mối quan hệ kia đã kết thúc).

Điểm cần khắc phục của INFJ:

  • Có xu hướng sống khép kín.
  • Không giỏi sử dụng tiền bạc hay những vật dụng thường ngày.
  • Cực kì ghét tranh cãi và chỉ trích.
  • Luôn đặt ra những chuẩn mực và kì vọng cao cho bản thân và người khác (vừa là ưu điểm và là khuyết điểm).
  • Gặp khó khăn khi rời bỏ một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi.
ENTJ – Nhà điều hành (The excutive)

1. Đặc điểm của nhóm tính cách ENTJ

Những người thuộc nhóm ENTJ có lối sống chủ đạo là tư duy hướng ngoại, tức là họ xử lý mọi việc bằng lý trí và óc logic. Lối sống thứ hai là trực giác nội tâm, nghĩa là họ nhận thức vấn đề bằng trực giác.

ENTJ là những nhà lãnh đạo bẩm sinh. Thế giới của họ tràn ngập những tiềm năng, nó bày ra trước mắt họ đủ loại thử thách để chinh phục, và họ luôn muốn trở thành người chinh phục những thử thách đó. Họ có xu hướng làm nhà lãnh đạo, bởi vì họ rất nhanh nhẹn trong việc nắm bắt những vấn đề phức tạp, khả năng tiếp thu một lượng lớn những thông tin khách quan, và cuối cùng là sự nhanh nhạy và tính quyết đoán khi đưa ra phán xét. Họ là những người luôn “chịu trách nhiệm”.

ENTJ rất coi trọng sự nghiệp, và việc họ thích hợp với thế giới công sở là một lẽ tất yếu. Họ luôn luôn quan sát môi trường xung quanh để tìm ra những vấn đề tiềm năng mà họ có thể biến chúng thành những giải pháp. Họ có khả năng nhìn xa trông rộng, và thường rất thành công trong việc đưa ra những kế hoạch để thay đổi tình thế – đặc biệt là những vấn đề mang tính đoàn thể. ENTJ thường rất thành công trong thế giới kinh doanh, bởi vì họ luôn nỗ lực hết mình trong vai trò lãnh đạo. Họ nỗ lực không ngừng trong công việc, và luôn cảm thấy hào hứng trong việc vạch ra hướng đi cho tổ chức của mình. Vì những lý do đó nên họ là những nhà lãnh đạo bẩm sinh trong tập thể.

Trong thế giới của ENTJ không có nhiều chỗ cho sự sai lầm. Họ không thích nhìn thấy những sai sót bị lập lại, và họ không thể chịu đựng nổi sự thiếu khả năng. Họ có thể trở nên rất gay gắt khi lòng kiên nhẫn của họ bị thử thách trong những trường hợp trên, bởi vì họ vốn dĩ khó cảm thông với cảm xúc của người khác, và hơn thế nữa họ tin rằng họ không việc gì phải thay đổi những phán xét của mình để thích ứng với những cảm xúc của người khác. Những ENTJ, cũng như các kiểu tính cách khác, gặp khó khăn khi nhìn nhận sự việc dưới những quan điểm khác với của mình. Tuy nhiên, không như những kiểu tính cách khác, ENTJ không có đủ kiên nhẫn cho những người không cùng quan điểm với họ.

Những người ENTJ cần phải học cách thừa nhận ý kiến của người khác, cũng như giá trị của việc thấu hiểu cảm giác của người khác. Một khi vẫn chưa nhận thức được những điều này, ENTJ có thể trở nên độc đoán, đáng sợ và hống hách. Đây có thể là một vấn đề lớn đối với ENTJ mỗi khi họ cảm thấy thiếu thốn những thông tin quan trọng và sự hợp tác từ người khác. Trong thế giới riêng tư của họ, điều này có thể khiến ENTJ trở nên độc đoán trong vai trò vợ/chồng hoặc cha/mẹ.

ENTJ có sức mạnh cá nhân lớn và phong thái để giúp họ đạt được mục tiêu mình đề ra. Tuy nhiên sức mạnh cá nhân này lại cũng có thể là tác nhân của sự tự cô lập và tự đề cao bản thân, điều mà ENTJ sẽ phải cố tránh.

ENTJ rất mạnh mẽ và quyết đoán. Họ ra quyết định rất nhanh, và cũng rất giỏi trong việc diễn đạt ý kiến và quyết định của mình với người khác. Những ENTJ chưa phát triển đủ khả năng trực giác của mình thường sẽ có những quyết định vội vàng trong khi chưa hiểu rõ mọi mặt của vấn đề và những hướng giải quyết khả thi. Mặt khác, một ENTJ chưa phát triển về mặt tư duy của mình sẽ gặp khó khăn trong việc dùng lập luận logic để thấu hiểu vấn đề, và thường sẽ đưa ra những quyết định không tốt. Trong trường hợp đó, họ có thể có những ý tưởng sáng tạo và sự sáng suốt về tình huống hiện tại, nhưng lại không đủ khả năng quyết định phải hành động như thế nào, hoặc hành động của họ có thể rất mâu thuẫn. Một ENTJ chưa phát triển hoàn thiện có thể trở nên độc tài và thô lỗ – tự ý đưa ra quyết định hoặc mệnh lệnh mà không có lý do chính đáng, và không hề cân nhắc đến những người có liên quan.

Mặc dù ENTJ không dễ đồng cảm với người khác nhưng họ thường xuyên có những lúc bị cảm xúc chi phối mạnh mẽ. Sự đa cảm này có tác động lớn tới ENTJ, cho dù họ luôn tìm cách che giấu vì họ tin rằng nó chính là một điểm yếu của họ. Do ENTJ không quen làm việc dựa trên yếu tố cảm xúc, họ đôi khi có thể đưa ra những phán xét chủ quan và tin vào những cảm xúc không căn cứ và không thích hợp, và những điều đó có thể khiến họ gặp rắc rối – đôi khi là những vấn đề nghiêm trọng.

ENTJ thích tương tác với con người. Là những người hướng ngoại, họ rất năng động và bị kích thích chủ yếu bởi những tác nhân bên ngoài. Không có gì làm cho ENTJ thích thú và thỏa mãn hơn một cuộc tranh luận sôi nổi và đầy thử thách. Họ đặc biệt tôn trọng những người dám đấu tranh và bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên rất ít người dám làm như thế bởi vì ENTJ là những người có sức thuyết phục và phong thái mạnh mẽ, họ cực kỳ tự tin vào bản thân mình cũng như tin mình có một khả năng giao tiếp xuất sắc. Thậm chí những người cực kỳ tự tin vào khả năng của mình cũng nhiều lúc phải nghi ngờ quan điểm của họ khi tranh luận với một ENTJ.

ENTJ muốn ngôi nhà của mình phải khang trang, được trang bị đầy đủ tiện nghi và phải vận hành tốt. Họ rất coi trọng việc con cái mình phải được giáo dục và định hướng rõ ràng, và họ mong muốn có một mối quan hệ thân thiết và khắng khít với người bạn đời của mình. Khi ở nhà, ENTJ cần phải nắm quyền lãnh đạo giống như khi họ ở công sở. ENTJ cặp đôi tốt nhất với một người có nhận thức về bản thân rõ ràng, và là kiểu người thiên về lý trí. Bởi vì ENTJ luôn tập trung vào công việc cho nên việc họ thường xuyên vắng nhà là một điều không thể tránh khỏi.

ENTJ có rất nhiều tài năng và điều này giúp họ có được những quyền lực cá nhân rất lớn. Họ là những nhà tư duy quyết đoán, sáng tạo và có tầm nhìn xa với một khả năng tuyệt vời trong việc biến những lý thuyết và tiềm năng trở thành những kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng. Họ là những người có cá tính nổi trội mạnh mẽ, và có đủ mọi công cụ để đạt được bất cứ mục tiêu nào mà họ đề ra.

2. ENTJ và sự nghiệp

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ENTJ thường có một số nét đặc trưng sau:

  • Luôn muốn biến lý thuyết thành thực tiễn.
  • Có kiến thức sâu rộng.
  • Định hướng tương lai rõ ràng.
  • Nhà lãnh đạo bẩm sinh.
  • Không thích sự kém hiệu quả và bất tài.
  • Muốn mọi thứ phải luôn có tổ chức, ngăn nắp và kỷ luật.
  • Khả năng giao tiếp xuất sắc.
  • Không thích những công việc thường nhật hoặc quá chi tiết.
  • Tự tin vào bản thân.
  • Quyết đoán.

ENTJ đặc biệt thích hợp cho vai trò lãnh đạo và nhà tổ chức. Họ có khả năng nhận biết rắc rối cũng như tìm ra những hướng giải quyết sáng tạo cho sự tồn tại của một tổ chức theo cả hai hướng ngắn hạn và dài hạn. Khát khao được dẫn đầu của họ khiến họ cảm thấy không thoải mái khi phải trở thành những người phục tùng. ENTJ thích lãnh đạo, và cần phải ở vị trí lãnh đạo để tận dụng hết những khả năng đặc biệt của họ.

3. Nguyên tắc để ENTJ đạt được thành công

  • Trau dồi ưu điểm của mình

Tận dụng mọi cơ hội cho người khác thấy được khả năng đánh giá tình huống và cách bạn hoàn thành công việc một cách tốt đẹp. Hãy tận dụng khả năng lãnh đạo một cách hiệu quả.

  • Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình

Nên nhớ rằng bạn cũng có những hạn chế của mình. Quan điểm của bạn không phải là tất cả. Mọi việc diễn ra như thế nào có thể không ảnh hưởng tới bạn, nhưng nó có thể tác động tới người khác. Hãy thử cho phép mọi thứ diễn ra tự nhiên và rút ra bài học cho mình.

  • Dành thời gian để hiểu suy nghĩ của người khác

Bạn cần bày tỏ quan điểm của mình với người khác và cảm nhận sâu sắc hơn những suy nghĩ của họ về một tình huống. Như vậy thì sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ xem xét lại những nhu cầu của họ một cách khách quan, và nếu như chúng cũng đồng quan điểm với bạn thì có thể điều đó sẽ mang lại một sự hòa hợp và chất lượng cho cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ.

  • Dành thời gian để phân tích tình hình tổng thể

Đừng bỏ qua những đánh giá mang tính trừu tượng, có vẻ khó hiểu hay là những đánh giá thẩm mỹ, tình cảm phức tạp từ những người khác hay từ chính bản thân bạn. Tạm thời quên hết mọi việc, thôi suy nghĩ và lo lắng, hãy để cho tinh thần bạn thư thái để cho các ý tưởng ấy tự đến với bạn. Có thể chúng sẽ hiệu quả, cũng có thể chúng sẽ giúp nảy sinh những hướng giải quyết mới.

  • Khi bạn mất bình tĩnh, bạn thất bại

Năng lực tiềm tàng và những hiểu biết sáng suốt của bạn chính là một thế mạnh, nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu sử dụng không đúng và bạn có thể rơi vào những trạng thái cảm xúc mà bạn không thể xử lý được. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có thể có cách nhìn sự việc như bạn, và một khi nỗ lực giúp đỡ họ của bạn thất bại, điều đó sẽ khiến bạn phải chịu cảm giác bị oán giận và bỏ rơi. Bạn không thể xử sự như thế được. Hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình, cho phép người khác quyền riêng tư và lúc đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

  • Coi trọng nhu cầu tìm kiếm người có cùng cách nghĩ với bạn

Đừng mong mình trở thành một người đa cảm hoặc quá mức nồng nhiệt. Hãy nhận ra rằng những mối quan hệ vững chắc nhất của bạn với người khác sẽ bắt nguồn từ lý trí, chứ không phải từ tình cảm. Hãy ý thức đến nhu cầu tình cảm của mọi người, hãy thể hiện tình cảm và sự tôn trọng chân thành đối với họ bằng chính con người thật của bạn. Hãy luôn là chính mình!

  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình

Đừng đổ lỗi những rắc rối của bạn lên đầu người khác. Cố gắng tự tìm kiếm hướng giải quyết. Không ai có khả năng kiểm soát cuộc sống của bạn bằng chính bản thân bạn.

  • Hãy khiêm tốn

Đánh giá bản thân bạn nghiêm khắc như cách bạn đánh giá người khác.

  • Tiếp cận những điểm khác biệt của con người một cách tích cực

Đừng làm cho bản thân và người khác phải cảm thấy khó chịu khi bạn cứ mãi chăm chăm vào những mặt hạn chế của họ. Họ cần sự giúp đỡ của bạn và bạn cần họ thấu hiểu vấn đề. Hãy cố nhận biết xem ai có thể có cách giải quyết vấn đề tốt hơn bạn trong một số lĩnh vực nhất định. Bạn nên biến những cảm xúc của người khác thành sức mạnh chứ không nên xem đó là một trở ngại đối với mình.

  • Đừng lo lắng

Nhận ra những giá trị mà cuộc sống dành riêng cho bạn, bạn bè và gia đình. Tự hào vì mình là một con người tốt và đừng để những tác nhân bên ngoài điều khiển bạn. Tìm cách sống thư thả và tận hưởng từng phút giây hạnh phúc bên mọi người. Không có gì quan trọng bằng hạnh phúc do chính bạn tạo ra.

4. ENTJ và các mối quan hệ

Các ENTJ rất nỗ lực và nhiệt tình trong các mối quan hệ của mình. Vì mục tiêu trong đời của ENTJ là “Học, học nữa, học mãi” nên họ sẽ cố gắng chuyển hóa mọi thứ thành bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Trong phạm vi các mối quan hệ, họ sẽ liên tục học hỏi và xem lại các nguyên tắc cũng như tính chất các mối quan hệ này. Các ENTJ vô cùng trân trọng các mối quan hệ của mình, đặc biệt là những mối quan hệ đặt ra cho họ các thử thách mới và kích thích tinh thần học hỏi. Quá trình trau dồi kiến thức như vậy góp phần nâng cao tình cảm đích thực và sự thỏa mãn cho ENTJ. Họ không hứng thú với các mối quan hệ không mang lại cho họ cơ hội để phát triển và học hỏi.

Trong những khía cạnh khác của cuộc sống, ENTJ thích được là người nhận trách nhiệm trong các mối quan hệ.

Trong giao tiếp hàng ngày, họ thường thẳng thắn và rất dễ gây xung đột, thậm chí họ còn chỉ trích thậm tệ và gây khó dễ cho người khác. Người có mối quan hệ mật thiết với ENTJ cần phải thật mạnh mẽ. Đối với những người như vậy, ENTJ có thể mang đến cho họ rất nhiều điều thú vị.

Điểm mạnh của ENTJ

  • Rất quan tâm tới những ý tưởng và suy nghĩ của người khác một cách chân thành.
  • Nhiệt huyết và mạnh mẽ.
  • Rất nghiêm túc với những lời cam kết của mình.
  • Tư tưởng công tâm và luôn quan tâm đến việc làm những điều đúng đắn.
  • Biết quản lý tiền bạc.
  • Cực kỳ thẳng thắn và minh bạch.
  • Khả năng diễn thuyết trôi chảy.
  • Luôn trau dồi kiến thức và phát triển bản thân trong mọi khía cạnh cuộc sống.
  • Có thể cắt đứt một mối quan hệ mà không nuối tiếc.
  • Có thể chuyển hóa một tình huống xung đột thành một bài học tích cực.
  • Có khả năng chấp nhận những phê bình mang tính xây dựng.
  • Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao (vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của ENTJ).
  • Thường có cảm xúc rất mãnh liệt và có những lúc hay đa cảm.
  • Có khả năng đưa ra những hình thức kỷ luật.

Điểm cần khắc phục của ENTJ

  • Niềm đam mê những cuộc tranh luận đôi khi khiến họ trở nên thái quá.
  • Có xu hướng gây khó dễ và thích đối đầu với người khác.
  • Dễ rơi vào những cuộc tranh luận “thắng-thua”.
  • Gặp khó khăn trong việc lắng nghe người khác.
  • Hay chê bai những ý kiến và thái độ của người khác nếu điều đó không đúng với suy nghĩ của họ.
  • Luôn đặt ra một chuẩn mực và kỳ vọng cao (vừa là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của ENTJ).
  • Không dễ đồng điệu với cảm xúc và phản ứng của người khác.
  • Gặp khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và sự yêu mến, đôi khi điều này gây bất tiện và không thích hợp.
  • Có thể trở nên áp đảo và gây sợ hãi cho người khác.
  • Luôn muốn nhận lãnh trách nhiệm hơn là chia sẻ trách nhiệm với người khác.
  • Có thể trở nên rất nghiêm khắc và nóng nảy với sự cẩu thả và bất tài.
  • Có xu hướng kiểm soát mọi thứ.
  • Không nhạy trong việc tán thưởng hoặc nhận ra nhu cầu muốn được tán thưởng của người khác.
  • Nếu đang không vui, họ có thể trở nên vô cảm, độc đoán và thô lỗ.
  • Dễ đưa ra những quyết định hấp tấp.
  • Họ sẽ bùng nổ với một cơn giận dữ khủng khiếp nếu đang bị stress nặng.

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Phòng thí nghiệm.
  • Viện nghiên cứu.
  • Các công ty hoạt động trong lĩnh vực về thực phẩm.

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

​​​​​​​Học vị Thạc sĩ, tiến sĩ các ngành Vi sinh thực phẩm, Khoa học thực phẩm hoặc lĩnh vực có liên quan.​​​​​​​

Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.