Trọng tài

Là người quan trọng trên một sân thi đấu. Họ có kinh nghiệm thi đấu, có kiến thức về bộ môn thể thao đang làm trọng tài. Họ vận dụng kiến thức, kỹ năng, cách đánh giá của mình để phân tích và đưa ra những quyết định quan trọng của trận đấu. Trọng tài chính và trợ lý trọng tài sẽ cùng phân tích đưa ra quyết định xử phạt hoặc ghi nhận kết quả thi đấu. Trọng tài đánh giá dựa trên tính minh bạch, công khai và theo đúng quy định đã được đề ra, không tư lợi cá nhân. Như vậy trọng tài như thẩm phán đưa ra quyết định công bằng, mọi quyết định của trọng tài có ảnh hưởng lớn đến cục diện của trận đấu.

Yêu cầu nghề nghiệp

Nhiệm vụ

  • Luôn giữ vững vị trí trung lập để đảm bảo tính công bằng cho cả 2 đội chơi.
  • Đảm bảo việc tiến hành luật của trò chơi được diễn ra theo quy định.
  • Kiểm soát trận đấu cùng với các trợ lý trọng tài khác.
  • Điều hành thời gian thi đấu; đảm bảo rằng bất kỳ vận động viên nào bị chảy máu từ vết thương đều được hỗ trợ y tế. Người chơi chỉ có thể quay lại khi nhận được tín hiệu từ trọng tài.
  • Xử phạt hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn khi người chơi thực hiện nhiều hành vi phạm lỗi cùng một lúc; hành động theo lời khuyên của các trọng tài trợ lý về các sự cố mà trọng tài chưa thấy.
  • Ra hiệu cho người tham gia hoặc các quan chức khác để họ biết về các hành vi vi phạm hoặc để điều chỉnh cuộc chơi hoặc cạnh tranh.
  • Đánh giá màn trình diễn trong các cuộc thi thể thao để trao điểm, áp dụng hình phạt ghi điểm và xác định kết quả.
  • Xác minh tính toán điểm trước khi người chiến thắng cuộc thi được công bố.
  • Bắt đầu các cuộc đua và cuộc thi.
  • Cho biết sự khởi động lại của trận đấu sau khi nó đã bị dừng lại.
  • Cung cấp cho các cơ quan chức năng một báo cáo trận đấu, bao gồm thông tin về bất kỳ hành động kỷ luật nào đối với người chơi hoặc các quan chức đội, người thay thế và bất kỳ sự cố nào khác xảy ra trước, trong hoặc sau trận đấu.
  • Kiểm tra dụng cụ thể thao và kiểm tra tất cả những người tham gia bảo đảm an toàn.
  • Theo dõi thời gian sự kiện, bắt đầu hoặc dừng chơi khi cần thiết.
  • Giải quyết khiếu nại vi phạm hoặc khiếu nại của người tham gia.
  • Thực thi các quy tắc của trò chơi và đánh giá các hình phạt khi cần thiết.

Khả năng cần có

  • Có tinh thần làm việc đồng đội.
  • Có khả năng quan sát bao quát.
  • Có sức khỏe, thể lực tốt.
  • Có sức bền tốt.
  • Có đam mê thể thao và yêu nghề, gắn bó với nghề.
  • Có vóc dáng thể thao, nhanh nhẹn là lợi thế.
  • Có sự nhạy cảm về những rủi ro có thể xảy ra.
  • Có tinh thần tập trung cao độ.
  • Có khả năng giữ bình tĩnh.
  • Có khả năng nhìn chi tiết ở khoảng cách xa.

Kiến thức chuyên ngành

  • Am hiểu về luật thi đấu, các quy định thi đấu thể thao.
  • Am hiểu về các kỹ năng, cách chơi trong thi đấu thể thao.
  • Am hiểu về đạo đức của một người trọng tài.
  • Am hiểu ngoại ngữ chuyên ngành.

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng kết hợp, làm việc nhóm.
  • Kỹ năng đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.
  • Kỹ năng xử lý tình huống.
  • Kỹ năng phản ứng nhanh.
  • Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin.
  • Kỹ năng nghe và hiểu thông tin và ý tưởng được trình bày thông qua các từ và câu nói.

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kỹ năng phân tích sâu sắc.
  • Kỹ năng quan sát trận đấu.
  • Kỹ năng di chuyển linh hoạt trong sân thi đấu để phân tích tình huống, lối chơi và đưa ra quyết định.
  • Kỹ năng làm việc nhóm với đội ngũ trọng tài và khả năng phân tích dữ liệu khi xem lại dữ liệu trên hệ thống Var.
  • Kỹ đánh giá bao quát trận đấu.
  • Kỹ năng áp dụng luật chơi để đưa ra quyết định.
  • Kỹ năng đưa ra quyết định cho kết quả trận đấu hoặc xử lý vi phạm kịp thời nhanh chóng, chính xác.
  • Kỹ năng cập nhật kỹ thuật và áp dụng kiến ​​thức mới vào công việc của bạn.
  • Kỹ năng đánh giá kỹ năng của vận động viên hoặc người biểu diễn.

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Còi hiệu lệnh.
  • Băng bó bảo vệ đầu gối tay, chân.
  • Quần áo thể thao.

Công cụ phần mềm

Hệ thống công nghệ Var giám sát thi đấu.

Sở thích, tính cách

Vị trí nghề nghiệp này thường phù hợp với người có sở thích, tính cách sau:

Nhóm Kỹ thuật

1. Đặc điểm của nhóm Kỹ thuật

Tính cách đặc trưng của nhóm Kỹ thuật là tính thực tế. Những người thuộc nhóm này thường quyết đoán và thích cạnh tranh. Họ quan tâm đến các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp vận động, kỹ năng và sức mạnh. Những người này có khuynh hướng thực tế thường thích giải quyết vấn đề bằng hành động thực tiễn hơn là suy nghĩ hay bàn luận. Họ thích cách tiếp cận cụ thể để giải quyết vấn đề, hơn là lý thuyết trừu tượng.

Bên cạnh đó, những người có thiên hướng Kỹ thuật thường có lối sống ngăn nắp, ít quan tâm đến việc gây dựng quan hệ với những người xung quanh.

Nhược điểm của nhóm người Kỹ thuật là hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

2. Môi trường làm việc tương ứng và nghề nghiệp điển hình

  • Môi trường công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật: thợ xây dựng, kỹ sư, thợ cơ khí, thợ điện, nhà công nghệ máy tính,….
  • Môi trường công việc liên quan đến chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng: kiểm lâm, nhà bảo vệ động/thực vật, nông dân, bác sĩ thú y,.…
  • Môi trường công việc liên quan đến làm việc ngoài trời: phi công, lái xe, địa lý – địa chất, khảo cổ,….
  • Môi trường đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao: thợ thủ công, đầu bếp, nhà điêu khắc, thợ may, huấn luyện viên,.…

Chống chỉ định của những công việc trên:

  • Dị ứng dầu mỡ, hóa chất
  • Lao, hen, bệnh lý về thận, các bệnh lý về tim mạch
  • Loạn thị, loạn sắc, mù màu
  • Run tay và mồ hôi quá nhiều
  • Tâm lý không ổn định

3. Ngành nghề đào tạo

Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện, điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, may mặc, thêu nghệ thuật, đan, móc, điêu khắc, nhân viên kỹ thuật phòng lab, tài xế, lái tàu,.…

Các công việc hoạt động thuộc nhóm Kỹ thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công nhân kỹ thuật trình độ trung cấp nghề, kỹ sư thực hành, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ hóa điện – điện tử, ô tô, đầu bếp,….

ISTJ – Người tận tâm với công việc (The duty fullfiller)

1. Đặc điểm của nhóm tính cách ISTJ

Những người thuộc nhóm ISTJ có lối sống chủ đạo là tư duy nội tâm, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, ISTJ còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng ngoại, tức là họ ứng phó với mọi tình huống bằng lý trí và lô-gic.

Các ISTJ rất trầm tính và khá dè dặt, họ yêu thích sự an toàn và một cuộc sống yên bình. Họ có một ý thức rất lớn về trách nhiệm, nó giúp họ nghiêm túc và có động lực để vượt qua mọi thử thách. Với cách làm việc có tổ chức và có phương pháp, các ISTJ thường hoàn thành tốt mọi việc họ đảm nhận.

ISTJ rất trung thành, thành thực và đáng tin cậy. Họ đánh giá cao sự chân thành và chính trực. Họ là “những công dân tốt” luôn làm điều tốt cho gia đình và xã hội. Dù rằng họ thường rất nghiêm túc với mọi việc nhưng bên cạnh đó họ cũng có một óc hài hước kì lạ và luôn luôn vui vẻ, đặc biệt là với gia đình và những gì liên quan tới công việc.

ISTJ có xu hướng tin vào pháp luật và truyền thống, họ cũng mong đợi điều đó từ những người khác. Họ không thích phá luật hoặc chống đối lại các luật lệ. Nếu họ thấy được một lý do tốt dù là làm một việc không đúng như quy định, ISTJ sẽ ủng hộ nỗ lực đó. Tuy nhiên, những ISTJ tin rằng mọi việc cần phải làm theo đúng những thủ tục và kế hoạch. Nếu một ISTJ chưa phát triển đúng mức khả năng trực giác, họ có thể bị ám ảnh quá mức bởi cấu trúc và sẽ đòi hỏi mọi việc phải được thực hiện như trong sách vở.

Những người thuộc ISTJ luôn luôn làm đúng theo những gì anh/cô ta đã hứa. Vì thế, đôi khi họ thường vướng vào hàng đống công việc chất chồng. Do có một ý thức về trách nhiệm quá mạnh, họ thường gặp khó khăn trong việc nói “Không” khi được giao quá nhiều việc mà họ có thể không làm được. Vì lý do này mà các ISTJ thường phải làm việc trong nhiều giờ, và có thể không nhận ra mình bị lợi dụng.

Các ISTJ sẽ làm việc trong một khoảng thời gian dài và bỏ nhiều nỗ lực vào bất cứ công việc nào mà họ cảm thấy quan trọng để đạt được mục tiêu của họ. Tuy nhiên, họ sẽ từ chối bỏ công làm những gì họ thấy vô ích với họ, hoặc những việc không có ứng dụng thực tế. Họ thích làm việc một mình, nhưng nếu tình huống đòi hỏi phải làm theo nhóm thì họ cũng làm rất tốt. Họ luôn chịu mọi trách nhiệm cho hành động của mình, và họ rất thích vị thế của một người điều hành. Các lý thuyết và tư duy trừu tượng ít có tác dụng với các ISTJ, trừ khi họ có thể áp dụng chúng vào thực tế.

Các ISTJ luôn tôn trọng sự thật. Họ có một vốn sống phong phú do họ thu thập được qua những giác quan của mình. Họ có thể gặp khó khăn để hiểu một lý thuyết hoặc một ý tưởng khác với quan điểm của họ. Mặc dù vậy, nếu họ thấy được tầm quan trọng và sự hợp lý của ý tưởng của những người mà họ kính trọng hoặc quan tâm, thì ý tưởng đó sẽ trở thành điều họ tin tưởng, và ISTJ sẽ chấp nhận và ủng hộ nó. Một khi ISTJ ủng hộ một lý do hoặc ý tưởng, họ sẽ bằng mọi giá đảm bảo rằng họ đang thực hiện nhiệm vụ ủng hộ khi cần thiết.

Các ISTJ thường không đồng cảm với cảm xúc bản thân cũng như của người khác. Họ thường gặp khó khăn để nhận ra ngay những bất ổn tâm lý của bản thân dù nó có lộ ra trước mắt. Là người cầu toàn, họ có xu hướng cho rằng những cố gắng của mọi người là hiển nhiên, giống như họ coi nỗ lực của mình cũng là điều tất yếu vậy. Đôi lúc họ cần phải học cách cổ vũ người khác.

ISTJ thường cảm thấy không thoải mái bộc lộ những cảm giác yêu thích và cảm xúc của mình đối với người khác. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm và khả năng nhìn thấu những gì cần phải thực hiện trong mọi tình huống thường cho phép họ vượt qua được thói quen khép kín của bản thân, vì vậy họ thường ủng hộ và quan tâm đến những người mà họ yêu quý. Một khi ISTJ nhận ra nhu cầu về tình cảm của những người thân cận, họ sẽ nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu đó.

Những ISTJ cực kỳ trung thực và trung nghĩa. Tư tưởng truyền thống và hướng về gia đình khiến cho họ luôn nỗ lực làm cho gia đình của mình luôn hòa thuận. Họ là những bậc cha mẹ có trách nhiệm và nghiêm túc. Họ thường là những người chu cấp rất hào phóng cho gia đình mình. Họ quan tâm sâu sắc tới những người thân, mặc dù họ cảm thấy không thoải mái khi bộc lộ tình cảm của mình. Họ thường bộc lộ cảm xúc qua hành động hơn là lời nói.

Các ISTJ có một khả năng tuyệt vời trong việc vạch rõ kế hoạch, sắp xếp, lên kế hoạch và thực hiện nó cho đến khi hoàn thành. Họ là những người làm việc chăm chỉ và không để cho bất cứ trở ngại nào ngáng đường khi họ thực thi công việc. Họ thường không tự tán thưởng mình vì những thành quả mình đạt được, vì họ cho rằng đó mặc nhiên là bổn phận phải làm của họ.

ISTJ có một cảm nhận rất tốt về không gian và chức năng, và họ đánh giá cao nghệ thuật. Nhà của họ luôn được trang trí tao nhã và luôn luôn sạch sẽ. Họ khá sắc bén trong cảm nhận của mình, và họ muốn những thứ xung quanh phải phù hợp với nhu cầu về cấu trúc, trật tự và vẻ đẹp.

Khi bị căng thẳng, ISTJ có thể rơi vào “trạng thái bi thảm”, họ nhìn mọi thứ đều chỉ thấy khả năng dẫn đến sai sót. Họ sẽ mắng nhiếc bản thân mình vì những việc lẽ ra nên làm khác, và những nhiệm vụ mà họ đã thất bại khi không hoàn thành. Vì vậy, họ mất đi khả năng nhìn thấu mọi thứ một cách bình tĩnh và hợp lý, và sẽ tự dằn vặt bản thân bằng những hình ảnh tiêu cực.

Nói tóm lại, ISTJ có tiềm năng rất lớn. Họ là những người có năng lực, có lý trí, biết điều và là những cá nhân làm việc hiệu quả với một khát khao mạnh mẽ là có một cuộc sống không lo âu và yên bình, ISTJ có những tố chất để làm mọi việc hiệu quả trên đường hoàn thành mục tiêu của mình, bất kể đó là gì.

2. ISTJ  và sự nghiệp.

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.

Các ISTJ thường có những nét đặc trưng sau:

  • Tôn trọng truyền thống, sự an toàn và một cuộc sống yên bình.
  • Làm việc trong thời gian dài và chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Có thể trông cậy trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
  • Trung thành và thành thật.
  • Ổn định, thực tế và có óc xét đoán.
  • Coi trọng gia đình.
  • Không thích làm những gì vô nghĩa.
  • Không thích lý thuyết trừu tượng, trừ khi họ nhận thấy nó có ứng dụng thực tế.
  • Có tố chất lãnh đạo.
  • Thích làm một mình, nhưng cũng có thể làm tốt trong nhóm khi cần.
  • Khả năng quan sát tốt, họ lĩnh hội dữ kiện thông qua giác quan và lưu giữ chúng.
  • Có vốn sống phong phú và sử dụng chúng để hiểu những rắc rối mà họ gặp phải trong cuộc sống.
  • Tôn trọng sự thật và những thông tin cụ thể.
  • Đưa ra những quyết định khách quan, ứng dụng tư duy lô-gic và lý luận.
  • Không thích sự thay đổi, trừ khi họ thấy lợi ích rõ ràng từ việc đó.
  • Có quan điểm vững chắc về cách hoàn thành công việc.
  • Yêu thích môi trường làm việc trật tự và ngăn nắp.
  • Có những tiêu chuẩn rất cao về cách cư xử của bản thân và cách cư xử của những người khác.
  • Thường không dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác.
  • Có khả năng hoàn thành mọi việc nếu họ toàn tâm toàn ý.
  • Là một công dân mẫu mực.

Các ISTJ có một phẩm chất giúp họ có lợi thế để trở nên thành công sự nghiệp, đó là “Sự kiên định”. Một ISTJ có thể làm bất cứ điều gì mà họ đã quyết định làm. Tuy nhiên, họ cảm thấy hạnh phúc và dễ chịu hơn ở một số lĩnh vực nhất định. Một ISTJ sẽ làm mọi điều tốt nhất nếu công việc đó cho phép họ sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời cũng như sức mạnh của sự tập trung để tạo nên trật tự và cơ cấu.

3. Nguyên tắc để ISTJ đạt  đượcthành công

  • Trau dồi ưu điểm

Làm những việc cho phép bạn sử dụng toàn bộ khả năng tổ chức và óc lô-gic của mình. Hãy khám phá thế giới của ngành quản trị kinh doanh, kế toán và y dược.

  • Đối mặt với khuyết điểm

Hãy chấp nhận điểm yếu của mình và tìm cách vượt qua chúng. Đặc biệt, cố gắng sử dụng khả năng phán quyết của một cách công bằng hơn, đừng vội bác bỏ ý kiến của người khác.

  • Suy nghĩ thật kĩ càng

Bạn cần phải sàng lọc nguồn thông tin đa dạng của mình để biến mọi việc trở nên khả thi. Cho bản thân mình một thời gian thích hợp để làm việc này, và tận dụng cơ hội thảo luận ý tưởng với người khác. Một số người cho rằng bộc lộ suy nghĩ rất quan trọng, nó cũng giống như việc làm rõ quan điểm khi viết vậy.

  • Thấu hiểu mọi thứ

Đừng bác bỏ ý kiến của người khác quá sớm chỉ vì bạn không tôn trọng người đưa ra ý kiến đó, hoặc do bạn nghĩ bạn đã biết tường tận về vấn đề đó rồi. Suy cho cùng, mỗi người đều có những ý kiến riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ. Như Steven Covey đã nói, “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình”.

  • Đừng cố gắng kiểm soát người khác

Hãy nhớ rằng không ai muốn mình bị kiểm soát cả. Hãy cố gắng kiềm chế xu hướng kiểm soát người khác của bạn. Thật sự bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân mình mà thôi.

  • Quan tâm đến người khác

Dành thời gian để tìm hiểu xem họ từ đâu tới? Tính cách của họ như thế nào? Bây giờ họ đang suy nghĩ gì?

  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình

Không được đổ lỗi cho những rắc rối của mình lên đầu người khác. Hãy tự tìm giải pháp để giải quyết nó.

  • Hãy biết chấp nhận, và hãy đánh giá bản thân nghiêm khắc như bạn đánh giá người khác
  • Tin tưởng vào những gì tốt đẹp nhất

Đừng tự khiến bản thân và người khác phải chán nản bằng việc tỏ ra bi quan trong mọi thứ. Sẽ luôn có những hướng giải quyết tích cực cho mọi tình huống tiêu cực. Hãy nhớ rằng những tình huống tích cực được tạo nên nhờ thái độ tích cực và ngược lại. Mong chờ những điều tốt nhất, và nó sẽ tới với bạn.

  • Không có gì phải sợ

Đôi khi chúng ta phải mạo hiểm để khởi xướng một sự thay đổi. Đừng sợ hãi khi ngày đó xảy đến. Trong đa số trường hợp, những chướng ngại và gánh nặng ngăn cản bạn đến thành công chỉ là do suy nghĩ của bạn mà thôi. Hãy thay đổi quan điểm – thay đổi cuộc đời của mình.

4. ISTJ và các mối quan hệ

Những lời nói của ISTJ rất đáng tin cậy, và họ tôn trọng những lời cam kết của mình một cách tuyệt đối. Họ tin rằng nếu làm ngược lại thì đó sẽ là một sự vi phạm về danh dự và uy tín. Vì thế họ rất nghiêm túc với những lời hứa của mình, một khi đã nói “Anh/Em đồng ý”, có nghĩa là họ chấp nhận mối quan hệ đó cho đến khi “cái chết chia lìa chúng ta”, hoặc ngược lại. Những ISTJ luôn có khát khao hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình và họ sẽ làm bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Họ sẽ làm mọi thứ để hoàn thành nghĩa vụ được đặt ra ở nhiều vai trò khác nhau như – vợ chồng, cha mẹ, con cháu v.v.v. Họ có thể gặp khó khăn khi bộc lộ tình cảm, nhưng họ luôn thường xuyên cảm thấy tình cảm dạt dào ấy và thể hiện nó qua những hành động của mình.

Những ISTJ là người đứng đầu trong các loại tính cách trong việc thể hiện nỗ lực của mình. Họ sẽ dùng mọi nỗ lực của mình để hoàn thành mục tiêu quan trọng đối với họ. Nếu như một mối quan hệ lâu dài là mục tiêu của họ, bạn hãy tin rằng ISTJ sẽ làm tất cả để nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ ấy.

Điểm mạnh của ISTJ:

  • Tôn trọng những lời cam kết.
  • Nghiêm túc trong những mối quan hệ.
  • Có khả năng thể hiện những gì họ nghĩ một cách chính xác.
  • Biết lắng nghe.
  • Quản lý tiền bạc tốt (mặc dù có chút bảo thủ).
  • Có khả năng tiếp nhận ý kiến xây dựng tốt.
  • Có khả năng đương đầu với các cuộc xung đột mà không để cảm xúc lấn át.
  • Có khả năng đưa ra lời khiển trách và hình phạt ngay lập tức.

Điểm cần khắc phục của ISTJ:

  • Có xu hướng cho rằng mình luôn đúng.
  • Thường rơi vào những cuộc tranh luận “thắng-thua”.
  • Không dễ đồng cảm với những gì người khác đang cảm nhận.
  • Tôn trọng nguyên tắc một cách cứng nhắc.
  • Không thường xuyên đưa ra những lời tán thưởng và công nhận cho những người mà họ yêu quý.
Nhóm Quản lý

1. Đặc điểm của nhóm Quản lý

Tính cách đặc trưng của nhóm Quản lý là dám nghĩ dám làm. Họ có khả năng quản lý, tác động, thuyết phục người khác và thể hiện ý kiến cá nhân nhằm đóng góp cho lợi ích nhóm.

Nhược điểm của người thuộc nhóm Quản lý là thiếu năng lực nghiên cứu, phân tích sâu một vấn đề.

2. Môi trường làm việc tương ứng và nghề nghiệp điển hình

Theo nghiên cứu của công ty ACT (American College Testing), người nhóm Quản lý phù hợp với môi trường công việc liên quan đến quản trị và quản lý trong doanh nghiệp tư nhân, marketing và bán hàng, các dịch vụ liên quan đến tuyển dụng, các vị trí quản trị và quản lý trong cơ quan nhà nước, trường học.

Một số công việc phù hợp với nhóm Quản lý: Quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, tài chính – ngân hàng, luật sư, kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, nhân viên kinh doanh, pha chế rượu, quy hoạch đô thị, …

3. Ngành nghề đào tạo

Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kỹ thuật công nghệ, chủ doanh nghiệp, chuyên viên PR, quản lý khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp, quản lý giáo dục các cấp,.…

Thông tin khác

Phạm vi việc làm

  • Trung tâm đào tạo vận động viên thể thao.
  • Các trận thi đấu trong nước và quốc tế.

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Hoàn thành khóa đào tạo trọng tài.
  • Hoàn thành khóa luật thể thao quốc tế.
Mục nhập này đã được đăng trong . Đánh dấu trang permalink.